fbpx

Cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà

Tràm gió

Tràm gió là một loại cây khá phổ biến tại Việt Nam thường mọc ở các vùng ven biển, tràm gió là một loại cây mang rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày lẫn y học. Cây tràm gió là một loại cây bụi có kích thước nhỏ đến trung bình, thường mọc ở độ cao 8–15 m và tán rộng từ 5–10 m nhưng đôi khi có thể cao tới 25 m.

Phân loại cây tràm gió:

  • Melaleuca cajuputi Powell subsp. cajuputi: hoa nở vào tháng 3 đến tháng 11. Cây phát triển và phân bố ở bán đảo Dampier, sông Calder, Tây Úc và Đông Timor.
  • Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana ( Turcz. ) Barlow: hoa nở từ  tháng 2 đến tháng 12. Rừng tràm gió phân bố ở ven biển Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
  • Melaleuca cajuputi subsp. platyphylla Barlow: hoa nở từ tháng Giêng đến tháng Năm và tháng 8 – tháng 9. Cây phát triển ở New Guinea, đảo Torres Strait và tây bắc Queensland.

Dầu Tràm chứa đến 60% 1,8 – cineole (Cineol), thành phần kháng khuẩn chính tạo nên tác dụng của của dầu. Dầu tràm gió được phân loại là không độc, không nhạy cảm (mặc dù kích ứng da có thể xảy ra ở nồng độ cao). Dầu tràm có nhiều tác dụng hữu ích như chữa bệnh đường hô hấp, an thần, điều trị giun, nhiễm trùng được sinh dục, đuổi côn trùng,…

Tràm trà

Tràm trà tên khoa học là Melaleuca alternifolia, là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Loài này được Cheel miêu tả khoa học đầu tiên năm 1924. Cây Tràm Trà Melaleuca alternifolia có nguồn gốc từ châu Úc. Cây tràm trà đã được sử dụng như là một liệu pháp chữa bệnh ho, cảm lạnh, chữa vết thương, trị đau bụng,…  gần một thế kỷ ở Úc và hiện đang trở nên phổ biến hơn trên toàn Thế Giới.

Tinh dầu tràm trà được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu, nước súc miệng,.. bảo quản thực phẩm.

Cách phân biệt tràm gió và tràm trà

  • Về lá: Tràm gió có lá rộng hơn so với tràm trà lá kim.
  • Về hoa: Hoa tràm gió mọc thành chùm nhìn dày hơn so với hoa tràm trà và sự khác biệt nữa là tràm gió thường mọc thành chùm ba hoa còn tràm trà chỉ có một.
  • Về quả: Quả của tràm gió và tràm trà khôn có nhiều khác biệt về quả. Quả tràm gió mọc thành hình trụ có nhiều nang, quả tràm trà mọc thành chùm quả gỗ có nhiều hạt bên trong.
  • Về công dụng: Cả hai đều có khả năng kháng khuẩn nhưng tràm gió có một tác dụng mà tràm trà không… đó là xua đuổi kiến. Tràm gió chữa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hơn Tràm trà vì hàm lượng 1,8 cineole cao hơn (Eucalyptol)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu